Giới thiệu công cụ Google Master Tools và tầm quan trọng đối với website của bạn

Chào mọi người, hôm nay vấn đề tiếp theo mà Lapa.vn muốn chia sẽ với các bạn đó là bộ công cụ Google Master Tools, còn được gọi là Google Search Console. Đây là ứng dụng của Google tạo ra nhằm giúp các nhà phát triển website có thể phát hiện các phần mềm độc hại trên web, xem được các liên kết nội bộ và các từ khóa đem lại lượng truy cập tự nhiên cho website của mình.
Ngoài ra công cụ này còn rất rất nhiều chức năng hữu ích cho website của bạn, tuy nhiên để hiểu và áp dụng được hết bạn cần phải bỏ ra nhiều thời gian nghiên cứu về nó nhé.
Bài viết này Lapa sẽ cố gắng truyền đạt hết những kiến thức & kinh nghiệm mà mình đã trải nghiệm trong thời gian qua. Các bạn hãy tạm gác công việc của mình lại để dành chút thời gian đọc hiểu cho kĩ từng bước để thực hiện cho hiệu quả nhé. 
Giới thiệu công cụ Google Master Tools và tầm quan trọng của nó đối với website

I. TÌM HIỂU VAI TRÒ VÀ CÁCH CÀI ĐẶT GOOGLE MASTER TOOLS
Như lời mở đầu mình chia sẽ thì bạn đã hiểu được phần nào tầm quan trọng của nó đối với website của bạn rồi phải không? Nếu bạn chưa cài đặt thì hãy bắt đầu thực hiện ngay đi nhé. Lapa sẽ hướng dẫn từng bước cụ thể cho bạn thao tác.
Đầu tiên bạn vào https://search.google.com/u/3/search-console/about rồi chọn "Bắt đầu ngay bây giờ". Đây là phiên bản mới nhất được update vào tháng 05/2018 nên bạn sẽ dễ dàng thao tác hơn.
Giới thiệu công cụ Google Master Tools và tầm quan trọng của nó đối với website
Tiếp theo nhập địa chỉ website của bạn vào ô như hình dưới rồi chọn "Thêm trang web"
Giới thiệu công cụ Google Master Tools và tầm quan trọng của nó đối với website

Nếu bạn dùng email đã cài đặt Google Analytics ở bước https://lapa.vn/huong-dan-chi-tiet-cach-cai-dat-va-su-dung-google-analytiics-cho-website.html rồi và bây giờ dùng email đó để tạo Google Master Tools này thì hệ thống sẽ tự động xác minh cho bạn. Còn nếu bạn chưa được xác minh thì cứ làm theo hướng dẫn để hoàn thiện nhé.

Sau khi tích hợp thành công bạn sẽ vào được trang có giao diện như hình dưới đây:
Giới thiệu công cụ Google Master Tools và tầm quan trọng của nó đối với website

Do tài khoản của bạn mới cài đặt vào web nên sẽ chưa có giá trị nào cả. Bạn để đó tầm 1 - 2 tuần là sẽ có số liệu cụ thể theo từng hạng mục để bạn theo dõi nhé.

Tuy nhiên Lapa sẽ giới thiệu trước cho các bạn sơ qua về vai trò của các hạng mục rồi sau này bạn trải nghiệm để hiểu thêm nhé.
1/ Tổng quan
Khi bạn đăng nhập vào thì trang này sẽ hiển thị đầu tiên để bạn có thể xem được những số liệu mà người dùng thường quan tâm nhất.  Ví dụ như hiệu suất, độ bao phủ, báo cáo sự cố, ...

2/ Hiệu suất
Trang này sẽ thống kê sự hiểu quả về SEO trên website của bạn. 
Giới thiệu công cụ Google Master Tools và tầm quan trọng của nó đối với website
Thanh Toolbar trên cùng là bộ lọc điều kiện giúp bạn xem được chính xác hơn. Mặc định sẽ hiển thị sẵn: Loại tìm kiếm và Khoảng ngày
  • Loại tìm kiếm (Web, hình ảnh, video): là các nguồn tìm kiếm từ khóa trên google trỏ về website của mình. ( Web là họ vào từ các link. Hình ảnh là họ qua tab hình ảnh rồi click vào hình ảnh mới click tiếp vào website. Video cũng tương tự như hình ảnh.
  • Ngày: Bạn có thể chọn các mức khoảng ngày để xem được sự hiệu quả trong các ngày đó.
  • Ngoài ra có các điều kiện khác như Truy vấn (hành động), Trang (xác định vào trang cụ thể), Quốc gia (nước nào), Thiết bị (smartphone, desktop hoặc tablet), Giao diện tìm kiếm, ... 
Biểu đồ và số liệu bên dưới chắc các bạn cũng hiểu về vai trò của nó rồi ak. Ở đây bạn sẽ xem được các thông số:
  • Tổng số lần nhấp: hiển thi số lần mà khách truy cập click để vào website bạn.
  • Tổng số lần hiển thị: hiển thị số lần được hiển thị khi khách tìm kiếm trên google.
  • CTR Trung bình: là công thức tính sự hiểu quả về SEO từ khóa. Kết quả = số lần click / số hiển thị * 100% ( Chỉ số này càng cao sẽ đánh giá hiệu quả của bạn càng tốt)
  • Vị trí trung bình: là vị trí thường thấy mà web bạn hiển thị khi được search trên google. Như trên hình Lapa chia sẽ thì các link của mình thường nằm ở trang 1 và ở vị trí 9 ak bạn.
Còn bảng dưới cùng là hiển thị các link mà khách vào từ các từ khóa tìm kiếm trên Google. Thường thì các link này trên website và có liên quan mật thiết đến các từ khóa tìm kiếm đó.

3/ Kiểm tra Url
Tính năng này giúp bạn kiểm tra được chính xác 1 link (1 trang) bất kì trên website của bạn về các vấn đề như: đã được index chưa, trang nào có nội dung độc hại gì không, có thân thiện với giao diện di động hay chưa, ...

4/ Độ bao phủ


5/ Sitemap
Sitemap là sơ đồ toàn bộ các trang trên hệ thống website của bạn, có thể xem như bản đồ hệ thống các link vậy ak (File sitemap thường có đuôi là .xml). 
- Vd như đây sitemap của Lapa: https://lapa.vn/sitemap.xml
Ở công cụ Google Master Tools này, Sitemap có công dụng cập nhật tất cả các link trong file lên cho Google biết và các trang của bạn sẽ lưu vào kho dữ liệu của nó. Điều này sẽ giúp cho website bạn hiển thị khi có lượt tìm kiếm từ khóa trên công cụ search.
Khi bạn khai báo lên 1 lần rồi thì hệ thống của GG sẽ lưu lại đường dẫn đó. Sau này bạn có cập nhật bài viết hay sản phẩm mới thì hệ thống đó sẽ tự động vào website bạn để cập nhật = > Vì thế mà bạn không cần phải mỗi ngày cập nhật lên đâu nha. ^_^

6/ Tính khả dụng trên thiết bị di động
Theo phân tích thống kê và dẫn chứng cụ thể của tất cả website trên thế giới thì lượng truy cập vào trên thiết bị di động chiếm 70 - 85% so với thiết bị desktop và máy tính bảng.  Chính vì như vậy mà Google đã tạo ra công cụ cho người dùng xem được bảng thống kê chi tiết từng link trên hệ thống website của họ.
Trang này sẽ mô tả cho bạn biết được có bao nhiêu link trên website thân thiện trên giao diện di dộng. Dựa vào bảng số liệu này bạn có thể xem được các trang nào bị lỗi và điều chỉnh lại các trang đó cho tương thích mobile.
Giới thiệu công cụ Google Master Tools và tầm quan trọng đối với website của bạn
Bảng mô tả các trang thân thiện với giao diện di động

7/ AMP

AMP (viết tắt của Accelerated Mobile Pages) là một chương trình mã nguồn mở của Google nhằm tạo ra “một Internet di động tốt hơn, nhanh hơn”.  Bạn có thể hiểu đơn giản nó như là 1 giao diện thứ 2 tồn tại song song với 1 trang trên website của bạn mà 2 trang đều cùng nội dung, hình ảnh, ... Đặc biệt là chỉ xuất hiện được trên mỗi thiết bị di động. 

Tích hợp AMP vào website
Nếu website của bạn xây dựng bằng các mã nguồn mở như Wordpress, Joomla, Magento, ... thì thường sẽ có plugin AMP sẵn và bạn chỉ cần gắn vào là hệ thống website bạn sẽ tự động cập nhật. 
Trường hợp bạn thiết kế website bằng mã nguồn tự viết (code thuần) thì bạn phải có kiến thức về nó và làm theo các quy định và cách thức trên trang https://www.ampproject.org/ nha. Hiện tại theo mình thấy thì ở Việt Nam thì chỉ có vài website lớn như thegioididong hay nguyenkim thì mới tự viết và tích hợp vào được thôi ak. ^_^

Cách kiểm tra AMP đã thành công chưa
Lapa.vn sẽ hướng dẫn bạn vài cách để test xem website bạn đã cài đặt thành công hay chưa nhé:
+ Hiển thị khi tìm kiếm từ khóa trên google: Khi bạn search 1 từ khóa về lĩnh vực của mình mà hiển thị ký hiệu ngôi sao bên trái link website như hình
Giới thiệu công cụ Google Master Tools và tầm quan trọng đối với website của bạn
+ Check trên link trực tiếp của AMP: https://search.google.com/test/amp
Giới thiệu công cụ Google Master Tools và tầm quan trọng đối với website của bạn

8/ Cài đặt
Phần này cho bạn biết được bộ công cụ đã được xét duyệt hay chưa và đang xét quyền của ai quản lý. Ngoài ra ở đây còn có tính năng kết nối với các bộ công cụ khác của Google như Analytics, Sheet, ... giúp bạn quản lý được dễ dàng hơn.

Chúc các bạn thiết lập thành công và trải nghiệm ứng dụng tiện ích này nhé. Nếu có thắc mắc hay cần hỗ trợ gì bạn có thể để lại lời nhắn bên dưới Lapa.vn sẽ giải đáp hết các vấn đề của bạn.
 

14:45 10-12-2018 / 1586 lượt xem